Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Kỳ thi hóa học hoàng gia Úc

 Kỳ thi này mình nghe tiếng cũng lâu nhưng mới tìm hiểu gần đây thôi. Theo mình nghĩ đây là cuộc thi rất bổ ích. Nếu bạn học khá môn hóa hay yêu thích môn hóa thì cứ đăng kí tham gia. Được giải thì vinh dự, mà trượt cũng chả vấn đề gì, chỉ mất 10.000 thôi!
  

  Hóa hoàng gia Úc do Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM tổ chức, dành cho các trường THPT phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tổ chức thi cho các đối tượng từ lớp 9 đến 12. Có 4 giải thưởng: Excellent, High Distinction, Distinction và khuyến khích. Excellent và High Distinction 7 hạng cao nhất dc huy chương do hội hóa học hoàng gia Úc gửi tặng, tất cả các hạng được 1 tấm bằng danh dự từ Úc gửi về. Tùy trường mà phần thưởng khác nhau (ở trường LHP thì giải nhất  tặng 100k, nhì 50k...)
   Bạn có thể đăng kí thi ở bất kỳ trường THPT nào trong miền Nam, thời gian thi khoảng tháng 7, sau thi đại học. Bài làm của bạn sẽ được gửi sang Úc chấm, tầm tháng 11, 12 thì có điểm. Nghe tên cuộc thi thì oách vậy thôi, chủ yếu bạn phải biết vận dụng kiến thức, đọc trên sách báo ngoài lề nhiều. Tuy vậy mình khuyến khích sang THPT hẵn tham gia, lí do vì ít trường THCS tổ chức thi, và những bạn lớp 9 thì đang miệt mài ôn thi tuyển sinh. 
   Mình post thử mấy câu hỏi trong đề thi các năm trước.

   Câu 1: quan sát nào không thể thực hiện đc tại bàn ăn ?
a) Cả muối và đường đều màu trắng.
b) Muối lấy từ biển, đường lấy từ cây mía.
c) Vị của muối khác đường.
d) Đường thường được cho vào cafe còn muối thì không.

Câu 2: Hỗn hợp chất rắn nào đướ đây có thể tách riêng bằng phương pháp thêm nước rồi lọc?
a) Muối và đường.
b) Muối và cát.
c) Cát và mạt sắt.
d) Đường và bột mì.

Câu 3: Điều nào dưới đây là đúng?
a) TiSO4 là công thức hợp chất có chứa thiếc, sắt và oxi.
b) MgCO­3 là công thức của hợp chất chứa mangan, coban và oxi.
c) MnCO­­3 là công thức của hợp chất chứa mangan, cacbon và oxi.
d) CoSO4 là công thức của hợp chất chứa coban, sắt và oxi.

Câu 4: Tên xưa của cacbon(rắn) là than, oxi là dưỡng khí, hợp chất giữa oxi và cacbon gọi là thán khí. Nay thán khí gọi là gì?
a) Than dưỡng khí.
b) Than khí.
c) Cacbon đioxit.
d) Cacbon và oxi.

Câu 5: Hợp chất chì axetat còn gọi là đường chì vì nó ngọt. Người La Mã cổ thường thêm nó vào rượu vang để uống cho ngon(ngọt).Nhưng hiện nay nó không được sử dụng vì:
a) Chì có trong thực phẩm hoặc thức uống gây bệnh béo phì.
b) Hiện nay có nhiều chất làm ngọt hơn chì axetat.
c) Các chất làm ngọt hiện nay rẻ hơn chì axetat.
d) Các loại hợp chất có chì đều đọc hại.

Câu 6: Bột nhừ là 1 chất thường dùng trong nấu ăn. Công thức hóa học của chất là NaHCO3. Khi một muỗng đầy bột nhừ được thêm vào nước ấm thì có sủi bột khí. Khí tạo thành là 1 hợp chất. Khí đó là chất nào?
a) Hiđrô.

b) Oxi.
c) Cacbon đioxit.
d) Hơi nước.

Câu 7: Tinh bột là 1 chất có trong nhiều loại thực phẩm. Khi cho nước iốt vào nó biến màu xanh thẫm. Khi hồ tinh bột được cho thêm 1 dung dịch thì nó biến màu xanh, vậy dung dịch đó là gì?
a) Hồ tinh bột.
b) Dung dịch của nước với thực phẩm.
c) Dung dịch thứ hai chứa iốt.
d) Chẳng cho biết điều gì.

Câu 8: Trong buổi thí nghiệm, 1 học sinh muốn hòa tan tối đa và riêng biệt muối canxi clorua và natri cacbonat vào 2 lượng nước bằng nhau:
- Canxi clorua dễ tan hơn natri cacbonat.
- Hòa tan đc tối đa 4,2 g canxi clorua vào lượng nước thứ nhất. Vậy lượng natri cacbonat hòa tan được( cùng lượng nước) là bao nhiêu? 

a) 4,2g

b) Hơn 4,2g.
c) Ít hơn 4,2g.
d) Phải làm thí nghiệm.


Câu 9: Ba quả bóng như nhau, ghi số 1,2,3 được thổi vào các thể tích khí bằng nhau ở nhiệt độ thường. Qủa bóng 1 đem vào phòng lạnh và bị co lại. Quả 2 giữ nguyên kích thước ở nhiệt độ thường. Quả 3 đem vào phóng có nhiệt độ cao, và nó nở ra.
    Quả 1                       Quả 2                  Quả 3
a) Kl giữ nguyên           Kl giữ nguyên    Kl giữ nguyên. 
b) Kl tăng                     Kl giữ nguyên    Kl lượng giảm.
c) Kl giảm                    Kl giữ nguyên    Kl giữ nguyên.
d) Kl giảm                    Kl giữ nguyên    Kl lượng tăng.

Câu 10: Khí hiđrô được dẫn vào 1 cốc chứa nước xà phòng, gây sủi bọt khí hiđrô. Khi 1 que diêm đang cháy, khí hiđrô phát ra tiếng "pup" nhẹ. Nếu có thêm oxi thì sẽ có tiếng "bang" to hơn. Hỏi khi chỉ có khí oxi thì que diêm sẽ thế nào?
a) Ngọn lửa diêm sẽ tắt.
b) Có tiếng "pop".
c) Có tiếng "bang".
d) Chỉ cháy sáng, không nổ.

   Không đến nỗi quá cao siêu, các bạn nhỉ? Cũng chỉ nằm trong những gì bạn đã học thôi. Mình post lên đây có tính tượng trưng vài câu thôi, nếu bạn yêu cầu, mình sẽ post thêm. Môn hóa không đến nỗi đáng sợ, vấn đề bạn cần nắm kiến thức vững từ năm lớp 8,9. 

                                                                                           WIND

4 nhận xét: