Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

A-level là gì?


Hẳn chúng ta cũng nghe A-level khá quen thuộc rồi, nhưng vẫn không biết A-level thực sự là cái gì, đúng không? Mấy hôm rồi mình có tổng hợp một ít thông tin lấy từ nhiều nơi, hy vọng sẽ làm bạn có khái niệm rõ ràng hơn về A-level (đặc biệt nếu bạn có ước mơ vào được những trường đại học danh tiếng trên thế giới), phân biệt giữa dự bị đại học và A-level. Biết trước vầy lên kế hoạch cho năm sau, mong bạn đã có quyết định cho riêng minh^^.




  
   A-level là khóa học kéo dài 2 năm tại các trường cao đẳng, dành cho học sinh trong độ tuổi từ 16 tới 18 tại Anh quốc, xứ Wales và Bắc Ai-len, tuy nhiên học sinh ở độ tuổi lớn hơn cũng được khuyến khích. Sau khi hoàn thành khóa học này, học sinh có thể xin vào bất cứ khóa học nào tại bất cứ trường đại học nào, miễn là họ đáp ứng được yêu cầu đầu vào.


Những điểm khác nhau giữa khóa học A-level và khóa học Dự bị?

Về lứa tuổi đi học: Học sinh hoàn tất lớp 10 hoặc 11 có thể bắt đầu đi học A-level trong khi để học Dự bị, học sinh cần học xong lớp 11 hoặc 12.
Độ dài khóa học: Khoá A-level thường kéo dài 2 năm và khóa Dự bị là 1 năm. Dưới góc độ tài chính, khóa Dự bị dường như tiết kiệm được 1 năm chi phí. Nhưng nếu bạn chọn học A-level tại một trường công lập, mức học phí có thể khá thấp (tầm khoảng 5 - 6 ngàn bảng/ năm).
Để vào những trường đại học top 5 như Oxford, Cambridge, LSE, Imperial hay để học những ngành như Y, Luật thì A-level gần như là lựa chọn bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn có những học sinh học Dự bị, ví dụ như học sinh của trường Bellerbys, đã được nhận vào Cambridge.
Ở mức độ nào đó, có thể nói khóa Dự bị là một lựa chọn an toàn. Thực tế chứng minh tỷ lệ sinh viên Dự bị đậu vào đại học trong những năm qua rất cao. Còn A-level là lựa chọn nhiều thách thức hơn, vì cuối khóa, tất cả học sinh sẽ phải tham gia 1 kỳ thi chung với sinh viên bản địa. Tuy nhiên, nếu học và thi tốt, cánh cổng vào đại học của bạn sẽ rất rộng với nhiều lựa chọn hơn. Có lẽ vì vậy mà mặc dù A-level là lựa chọn khó hơn nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên Việt Nam chọn học khóa này.

  Điều kiện tham gia khóa học A-level như nào?

  • Từ lớp 10 trở lên
  • Tuổi từ 16 trở lên
  • IELTS 5.5
  • Điểm TB: > 7.0
  • Theo học A-level tại đâu?

     Có thể theo học A-level tại các trường tư thục (Bellerbys, INTO, Kings Colleges ) hoặc các trường công của chính phủ.
    Các trường tư thục thường chú trọng vào việc tuyển sinh và đào tạo cho sinh viên quốc tế. Vì vậy, qui mô lớp học thường rất nhỏ, và sự hỗ trợ của nhà trường đối với học sinh tương đối lớn. Ví dụ như ở trường Kings Colleges, sĩ số lớp học có thể nhỏ đến 6 người/lớp học nên sự hỗ trợ của trường tới từng cá nhân là rất lớn nhằm đảm bảo sinh viên đạt thành tích học tập cao nhất có thể. Học phí ở những trường như này tương đối cao. Tuy nhiên, trường có cấp một số học bổng trị giá từ 20% - 50% học phí. Hay như khóa A-level của Bellerbys có tỷ lệ sinh viên đậu vào các trường đại học top 10 rất đáng kể. Năm 2010, 45% sinh viên A-level của Bellerbys đậu vào các trường đại học top 10 và 31 sinh viên đậu vào các trường đại học top 3 (Oxford, Cambridge, Imperial, LSE). Có thể kể thêm chương trình A-level của INTO như là một lựa chọn cho những ai quan tâm đến cơ hội học ở những trường đại học "đỉnh" nhất của cả Anh và Mỹ. 
    Các trường công của chính phủ có chi phí thấp hơn tuy nhiên sinh viên quốc tế cũng được trường hỗ trợ khá tốt. Do đa số là sinh viên bản địa nên việc học cùng với các bạn người Anh sẽ vừa là cơ hội để tăng khả năng sử dụng tiếng Anh đồng thời cũng là thách thức đối với sinh viên nước ngoài..

    A Level bao gồm những nội dung học nào?

    Mỗi khóa A Level sẽ có 6 học trình được học theo hai giai đoạn:
    • Giai đoạn 1 - cấp Nâng cao Cơ bản (AS): Bạn sẽ học 3 môn và khi hoàn thành bạn sẽ nhận được chứng chỉ AS Level.
    • Giai đoạn 2 – cấp A2: Bạn sẽ học phần thứ hai của 3 học trình để chuyển từ cấp độ AS lên cấp độ A Level hoàn toàn.
  • Hình thức đánh giá

    • Chủ yếu là hình thức thi viết
    • Điểm của bạn sẽ được xếp hạng từ A đến E
    • Yêu cầu đầu vào của các khóa học đại học mà bạn nộp đơn xin sẽ được thể hiện dưới hình thức:
    • Điểm xếp hạng: Ví dụ như AAB, BCC hoặc CCC.
    • Điểm chuẩn UCAS: Ví dụ như 360, 300 hoặc 280.
    • Bạn có thể chuyển đổi điểm xếp hạng A Level và AS Level dự tính sang điểm chuẩn UCAS như sau:

    A Level 

    Điểm xếp hạng
    Điểm
    A*
    140
    A
    120
    B
    100
    C
    80
    D
    60
    E
    40

    AS Level

    Điểm xếp hạng
    Điểm
    a
    60
    b
    50
    c
    40
    d
    30
    e
    20
    Nhiều công ty cũng sẽ đánh giá hồ sơ xin việc của bạn dựa trên điểm xếp hạng A Level cũng như là bằng cấp của bạ

    Nên học A-level hay dự bị đại học?(Phỏng vấn)

    Hệ thống giáo dục của Anh có sự khác biệt với Việt Nam. Đó là để nhận được một tấm vé vào đại học, sinh viên cần phải trải qua khoá học A-level hoặc khoá dự bị đại học. Vậy, sinh viên Việt Nam nên lựa chọn khoá học nào?
    Ông David L Few, giám đốc tuyển sinh khu vực châu Á của trường cao đẳng Bellerbys đã có cuộc trò chuyện với Tòa soạn về vấn đề này.
    Xin ông cho biết, sự khác biệt giữa khoá học dự bị đại học và khoá A-level là gì?
    A-level là tấm hộ chiếu để được vào học tập tại các trường đại học danh tiếng tại Anh và trên toàn thế giới. Nhiều trường đại học thuộc hàng top như Cambridge, Oxford… hoặc những trường đào tạo mang tính đặc thù như nha sĩ, dược, kiến trúc… đều yêu cầu sinh viên phải trải qua khoá học này.
    Còn với khoá học dự bị đại học, sinh viên có sự bó hẹp hơn về đầu ra. Với trường cao đẳng Bellerbys, sinh viên học qua khoá học dự bị đại học sẽ vào một trong số 38 trường đại học là đối tác của trường. Thời gian học cũng khác nhau, A-level thì mất 2 năm, còn dự bị đại học thì 1 năm.
    Yêu cầu đầu vào đối với mỗi khoá học này như thế nào?
    Tất nhiên, yêu cầu đầu vào của A-level đòi hỏi cao hơn so với dự bị đại học. Người ta dựa vào kết quả học tập thông qua bảng điểm. Khoá dự bị đại học sẽ dành cho những học sinh chỉ có yêu cầu lựa chọn những trường đại học có mức độ vừa phải.
    Tại trường Bellerbys, sinh viên Việt Nam thường chọn khoá học nào?
    Sinh Viên Việt Nam sang học tại trường thường chọn khoá A-level vì họ muốn được học tại những trường danh tiếng. Điều đáng chú ý là các em hầu hết đều được nhận học bổng của trường Bellerbys với mức học bổng từ 20-45% học phí.
    Với những học sinh học A-level tại trường Bellerbys sẽ được đăng ký nhập học tại những trường top hàng đầu của Anh như Cambridge, Oxford. Chương trình học A-level bao gồm một số môn học, trong đó học sinh Việt Nam thường lựa chọn những môn thiên về khoa học như Toán, Lý, Hoá.
    Khoá học A-level ở trường công và trường tư có sự khác biệt không, thưa ông?
    Trường công chỉ nhận một số lượng học sinh nhất định trong khi sĩ số trong lớp học thì lớn hơn rất nhiều. Chính vì thế giáo viên không thể tập trung được nhiều vào từng học sinh. Trong khi ở trường tư như trường Bellerbys, chỉ có 3-9 học sinh trong một lớp. Chính vì thế, giáo viên có điều kiện quan tâm đến từng sinh viên và giúp họ một cách hiệu quả nhất.
    Chi phí giữa hai loại hình trường công và trường tư như thế nào?
    Trường công sẽ 4.000 - 5.000 bảng/năm, còn trường tư 12.000 bảng/năm. Nhưng với học sinh Việt Nam, đối tượng thường được nhận học bổng, thì họ sẽ được giảm chi phí một cách đáng kể.
    Ông có lời khuyên gì đối với sinh viên Việt Nam muốn đi du học ở Anh?
    Tôi nghĩ rằng, bây giờ thông tin về du học rất nhiều. Giáo dục ở Anh cũng có những sự khác biệt. Nên khi học sinh lựa chọn một khoá học nào đó thì cần kiểm tra thông tin một cách kỹ lưỡng qua người thân, những người đã và đang học tập tại trường đó hay qua Internet.
    Giá cả là một phần quan trọng để mình tham khảo xem xét về tài chính của mình. Khi có ý định học trường nào thì cần phải xem xét chất lượng của trường đó. Nếu là những trường đào tạo A-level hoặc dự bị đại học thì cần phải tìm hiểu đầu ra, cơ hội cho sinh viên vào các trường đại học tiếp theo là gì.
    Xin cảm ơn ông! (Lan Hương)

    Phân biệt các bằng GCSE, A level và SAT?

    TS - Xin cho em hỏi là những bằng ngoại ngữ GCE "O" level hay "A" level và SAT có nghĩa là gì ạ? Em tính đi du học Singapore nhưng tham khảo điều kiện của các trường đều thấy cần những bằng trên. Mong giúp em hiểu thêm. (Tran Chau)
    - Trả lời của Văn phòng đại diện Tập đoàn giáo dục quốc tế STUDY GROUP và Công ty tư vấn du học VINECO:
    Điều đầu tiên xin được trả lời là không có bằng GCE, mà bằng đó được gọi là "GCSE".
    Bằng GCSE và A level không phải là bằng cấp về tiếng Anh mà đó là loại văn bằng nhằm để đánh giá trình độ học lực văn hóa của học sinh - kể cả đối với học sinh trong nước.
    Tại một số nước như ở Anh Quốc hoặc Singapore, người ta sử dụng thuật ngữ khác nhau về bằng cấp để phân biệt trình độ của học sinh, ví dụ như O level, A levels, GCSE v..vv…
    Chương trình GCSE: là chương trình PTTH, tương đương với trình độ lớp 10 ở Việt Nam. Những học sinh tốt nghiệp lớp 9 tại Việt Nam với trình độ tiếng Anh tốt có thể tham gia chương trình này. Kỳ thi GCSE là kỳ thi quốc gia vì vậy cả sinh Quốc tế và trong nước cùng đều phải vượt qua kỳ thi này nếu muốn nhận được chứng chỉ GCSE.
    Tại Anh Quốc, khi có được chứng chỉ GCSE học sinh có thể đi làm hoặc tiếp tục học, tùy thuộc vào nguyện vọng của học sinh. Đối với sinh viên Quốc tế, phần lớn các em tham gian chương trình GCSE để có được sự chuẩn bị tốt cho chương trình A Level.
    Chương trình A Level: Sau khi kết thúc chương trình GCSE, học sinh sẽ vào chương trình A level. Chương trình A Level có thể được xem xét tương đương với chương trình lớp 11 & 12 hoặc 12 & 13 tại Việt Nam.
    Tất cả những học sinh đã tốt nghiệp lớp 10 hoặc 11 tại Việt Nam có kết quả học tập tốt đều có khả năng được chấp nhận vào chương trình này. Tại Anh Quốc, chương trình A level được đánh giá là "tiêu chuẩn vàng" để vào được các trường Đại học.
    Chương trình A level thông thường kéo dài trong 2 năm. Khi kết thúc chương trình, tất cả học sinh đều phải làm chung một đề thi và cùng thời điểm thi. Kết quả học tập tại chương trình A level thông thường được đánh giá là điểm A, B, C, D v..v…v. Thông thường điểm A & B là những điểm yêu cầu của những trường Đại học hàng đầu.
    Vì vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, thông thường người ta hay căn cứ vào tỉ lệ đạt điểm A & B tại các trường cần phải đánh giá.
    SAT là chứng chỉ thường được Singapore và Hoa Kỳ công nhận để làm tiêu chuẩn xét tuyển vào một số trường đại học. Thông thường, để có SAT I, đòi hỏi khi thi bạn phải có kiến thức của môn tiếng Anh và môn Toán.
    Trường hơp bạn không không có những chứng chỉ trên, bạn vẫn có thể du học Singapore theo hình thức: trước hết, bạn theo học các lớp dự bị để có được các chứng chỉ phù hợp. Sau đó khi đã có các chứng chỉ cần thiết, bạn có thể vào học chính thức khóa học mà mình muốn.
    TS
    WIND (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét